Được gọi và Sai đi

 Được gọi và Sai đi

(English Translation at christ-ion.com)


Lời Nguyện

Lạy Cha trên trời, cũng như Thánh Linh Chân Lý, Tình

Yêu và Nhân Từ của Chúa đã sai Con một của Chúa

trên Sứ Vụ Cứu Rỗi, chúng con được gọi và sai đi bởi

cùng một thần trí, tiếp tục sứ vụ của Chúa Giê-su Kitô.

Xin giúp chúng con đừng sợ trước ơn gọi của chúng

con nhưng hãy vui mừng đón nhận phần của chúng con

trong việc loan truyền Tin Mừng. Amen.


Dẫn Giải

Bài đọc I: Giô-na 3:1-5,10


Tuần trước, chúng ta đã nhận lại sứ vụ

Ngôn Sứ, Tư Tế và Vương Đế theo cách

thức của Chúa Giê-su Ki-tô.

Là Ki-tô Hữu, tất cả chúng ta đều được

kêu gọi trở thành Ngôn sứ. Nhưng, chúng

ta làm cách nào để thực hiện phần vụ này

trong sứ vụ ba phần?


Bài đọc một cho chúng ta một ví dụ về ý

nghĩa của Ngôn Sứ. Thiên Chúa ra lệnh cho

ngôn sứ Giô-na công bố cho dân thành Ninevites rằng

Thiên Chúa không hài lòng với thị trấn của họ và, nếu

họ sửa đổi cuộc sống, họ sẽ được tha. Nhờ thông điệp

ngôn sứ của ông Giô-na, người dân Ni-ni-ve đã ăn năn

và Thiên Chúa đã thưởng cho họ. Cần lưu ý rằng ông

Giô-na là một ngôn sứ miễn cưỡng. Ông không quan

tâm đến người Ni-ni-ve và muốn cơn thịnh nộ của

Thiên Chúa giáng xuống họ. Ông thậm chí còn chạy

trốn khỏi Thiên Chúa để tránh ơn gọi sứ vụ ngôn sứ

của mình. Nhiều Ki-tô hữu không muốn trở thành ngôn

sứ. Một số Ki-tô hữu muốn cơn thịnh nộ của Thiên

Chúa loại bỏ tội nhân khỏi trái đất. Một số Ki-tô hữu

lại muốn những người khác (linh mục, phó tế, giáo lý

viên) loan báo Tin Mừng. Tất cả chúng ta đều có thể là

những ngôn sứ miễn cưỡng! Nhưng, là Ki-tô hữu đồng

nghĩa là Ngôn Sứ. Chúng ta được gọi tên và chúng ta

được sai đi với sứ vụ của mình.


Câu Hỏi

Điều gì cản bạn muốn loan báo Đức Ki-tô đến cho

người khác?


Dẫn Giải

Bài đọc II: 1 Cô-rin-tô 7:29-31

Trong vài dòng ngắn ngủi, Thánh Phao-lô gửi nhắn

một thông điệp về từ bỏ thiêng liêng. Nhận ra rằng thế

giới này “đang qua đi”, thánh nhân kêu gọi chúng ta từ

bỏ những gì đang bận tâm chúng ta trong cuộc sống

hiện tại để quy phục Thiên Chúa.


Thánh Phanxicô Assisi đưa ra những lời tương tự về sự

từ bỏ này:

“Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ

bình an của Chúa

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận

lãnh,

Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn

đời”


Chúng ta thậm chí sẽ không xem xét việc

từ bỏ chính mình trừ khi chính Chúa Giêsu

từ bỏ mạng sống của Ngài trước. Là Linh

Mục Thượng Phẩm, Ngài đã hy sinh mạng sống mình

để trở thành của lễ hiến tế trên thánh giá cho chúng ta.

Nhờ việc từ bỏ sự sống của Ngài mà chúng ta được ban

sự sống. Chúng ta không chỉ được kêu gọi để thông

phần trong sứ vụ Ngôn Sứ của Chúa Ki-tô. Chúng ta

cũng được mời gọi tham gia vào sứ vụ Tư Tế của Ngài.

Theo Chúa, Đấng đã hy sinh mạng sống mình cho

chúng ta, chúng ta được kêu gọi từ bỏ chính mình trong

thế giới này khi chúng ta chấp nhận thế giới vĩnh hằng

của Thiên Chúa.


Câu Hỏi

Bạn làm thế nào để từ bỏ những thứ của trần gian này?


Dẫn Giải

Phúc Âm: Mác-cô 1:14-20


Phần lớn các bài Phúc âm của năm nay đến từ Tin

Mừng theo Thánh Mác-cô. Trong Mùa Vọng, chúng ta

đã được giới thiệu Phúc âm của thánh Mác-cô khi

chúng ta suy ngẫm về Gioan Tẩy Giả. Như chúng ta

nhớ lại, Gioan Tẩy Giả đã nói về một đấng sẽ đến (Mc

1: 1-8). Sau khi Gio-an làm phép rửa cho Chúa Giêsu

tại sông Giođan (Mk 1: 9-13), Chúa Giê-su không nói

về một đấng sẽ đến. Đúng hơn, Ngài nói

về một “Triều Đại đã đến gần”. Khi Tin

Mừng Mác-cô mở ra, chúng ta sẽ thấy

“Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”

Quan trọng hơn, chúng ta sẽ thấy Chúa

Giê-su là Đấng Mê-si-a (Vua) và Vương

quốc của Ngài đã ở giữa dân Người (Mc

12,34).


Thật vậy! Chúa Giê-su là sự hoàn thành

của Vương quốc của Thiên Chúa.

Không như Gioan Tẩy Giả, Ngài không

nói về ai sắp đến. Ngài không chỉ vào

một nhà lãnh đạo tương lai khác. Ngài

là Vua- Đấng Mêsia được chờ đợi từ

lâu. Suy ngẫm về lời kêu gọi chúng ta trở

thành những ngôn sứ và những tư tế theo cách của Đức

Ki-tô, chúng ta cũng được kêu gọi thông phần trong Sứ

vụ Vương Đế của Ngài. Khi Tin Mừng Mác-cô mở ra

năm nay, hãy xem Vương quyền của Chúa Giê-su được

thể hiện như thế nào qua phép lạ, sự tha thứ và bác ái.

Là Ki-tô hữu, thông phần trong Sứ vụ Vương Đế của

Ngài, chúng ta được mời gọi trao ban ân sủng của

Vương Quốc của Ngài bằng các hành động tha thứ và

bác ái nữa.


Câu Hỏi

Là một thành viên trong gia đình hoàng gia của Thiên

Chúa, bạn trao ban và thực hiện lòng thương xót và sự

tha thứ như thế nào?


Thực Hành Trong Tuần

Ngày 22 tháng 1 là ngày cầu nguyện cho sự Bảo Vệ

Pháp Lý cho Thai Nhi. Là ngôn sứ, bạn hãy lên tiếng

cho những kẻ không có tiếng nói. Là tư tế, bạn hãy

cầu nguyện cho các thai nhi. Là thành viên hoàng gia

của Thiên Quốc, chúc phúc cho những người không

hiểu giá trị và tính thiêng liêng của sự sống.


Lời Nguyện Chung

Nhóm cầu nguyện hoặc hát sáng tác của nhà soạn

nhạc quá cố, Lucien Deiss:


Priestly people, Kingly people, holy people.

God’s chosen people, sing praise to the Lord.

We sing to you, the Shepherd,

Who leads to the kingdom;

We give you praise,

Who gather all your sheep

In the one true fold.

Priestly people, Kingly people, holy

people.

God’s chosen people, sing praise to

the Lord.


Tiếp tục lời nguyện với Thánh Vịnh 25

Thánh Vịnh


Ðáp: Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con

biết.

Xướng:

1. Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết,

lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi

theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ,

vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con.

2. Lạy Chúa, nghĩa nặng với ân sâu Ngài đã từng

biểu lộ từ muôn thuở muôn đời, giờ đây xin nhớ

lại. Xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng.

3. Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội

nhân, dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công

chính, dạy cho biết đường lối của Người.


Kết Thúc với Kinh Lạy Cha

Comments

Popular posts from this blog

Được gọi và Sai đi

Được gọi và Sai đi - Phần 3 của 3 phần

Lễ Chúa Nhật Chúa Hiển Linh