Lễ Chúa Nhật Chúa Hiển Linh

Lễ Chúa Nhật Chúa Hiển Linh

(English Translation at christ-ion.com)


Lời Nguyện

Lạy Cha dấu yêu, trong mùa Giáng Sinh này, cho chúng

con mừng ngày sinh nhật của Đấng Cứu Độ chúng con,

Giê-su Ki-tô. Trong khi Ba Đạo Sĩ dâng lễ vật lên hài

đồng Ki-tô, chúng con xin Chúa ban cho những quả tim

của đức tin, hy vọng, và tình yêu. Chúng con cầu xin nhờ

Đức Giê-su Ki-tô, Con Chúa, là đấng hằng sống và hiển

trị cùng Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn

thuở muôn đời. Amen.


Dẫn Giải

Bài đọc I: I-sai-a 60:1-6


Nếu Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày Chúa

Giê-su Ki-tô sinh ra, Lễ Chúa Hiển Linh

mừng ý nghĩa sự sinh ra của Chúa cho chúng

ta. Bài đọc I gợi ý cho chúng ta về ý nghĩa

của mùa này.

Chúng ta đọc từ sách Tiên Tri I-sai-a rằng, Chúa hứa sẽ

rọi vinh quang của Ngài trên nhà I-ra-en. Tất nhiên, việc

này được ứng nghiệm vào mùa Giáng Sinh với ngôi sao

trên trời thành Bết-lê-hem. Quan trọng hơn thế nữa, lời

hứa của những quốc gia đi trong ánh sáng rọi từ I-ra-en

được hoàn tất trong bài Phúc Âm với Ba Đạo Sĩ từ

phương Đông đã tìm thấy Vua của các vua dưới ngôi sao

dẫn đường.


Trong Chúa Ki-tô có một Giê-ru-sa-lem mới, nơi mọi

người và các quốc gia tụ họp. Điều này sẽ được nhận ra

một cách sâu đậm khi chúng ta mừng Lễ Chúa Phục Sinh

và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, lúc mà chúng ta

nói về thành Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc. Nhưng, lúc này,

chúng ta hát với tiên tri I-sai-a: “Trỗi dậy trong huy

hoàng, hỡi Giê-ru-sa-lem! Ánh sáng của ngươi đã đến,

vinh quang của Đức Chúa chiếu rọi trên ngươi.”

Là Ki-tô Hữu, chúng ta là thành viên của Giê-ru-sa-lem

mới, là ngọn hải đăng của ánh sáng và hy vọng cho

những ai còn sống trong tăm tối.


Câu Hỏi

Là phần tử của Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc, bạn có thấy

mình là ánh sáng trong thế gian cho mọi người không?


Dẫn Giải

Bài đọc II: Ê-phê-sô 3:2-3, 5-6

Ý nghĩa của việc Chúa Giáng Sinh được cử hành trong

Lễ Hiển Linh được trả lời trong Bài đọc II. Sự ra đời của

Chúa Ki-tô không phải chỉ riêng cho dân I-ra-en. Mặc

dù Chúa sinh ra thuộc giòng dõi Vua Đa-vít, nhưng Ngài

không chỉ là vua của dân Do-Thái mà thôi, mà còn là

Vua của mọi dân tộc.


Thư của Thánh Phao-lô gửi cho dân thành

Ê-phê-sô nói lên điều này thật rõ ràng. Ngài

nói: “Và nhờ Tin Mừng, các Dân Ngoại

được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể

và đồng thông phần với lời hứa của Người

trong Chúa Giê-su Ki-tô”.


Dân Do-Thái và Dân Ngoại, theo Chúa Giê-su Ki-tô, là

những người được đồng thừa kế trong Trời Mới và Giêru-

sa-lem mới. Lời hứa của Tiên Tri I-sai-a dành cho tất

cả những ai theo Hoàng Tử Hòa Bình, Vua của các vị

vua, và Chúa của các chúa.


Câu Hỏi

Việc bạn là người thừa kế với Chúa Ki-tô trong Vương

Quốc (Giê-ru-sa-lem mới) nghĩa là gì với bạn?


Dẫn Giải

Phúc Âm: Mát-thêu 2:1-2

Các Giáo hội phương Tây (Công Giáo, Tin Lành, Anh

Giáo, v.v.) mừng Lễ Hiển Linh trong Mùa Giáng Sinh (vào

ngày 6 tháng Giêng hoặc Chúa Nhật sau đó).


Còn ở phương Đông (Chính Thống Giáo), Lễ Hiển Linh là

Lễ kỷ niệm Chúa Giê-su chịu Phép Rửa – cũng rơi vào

ngày 6 tháng Giêng.


Giáo Hội Công Giáo công nhận Epiphany có nghĩa là cuộc

hành trình của ba đạo sĩ đã lần theo ngôi sao lạ đến Bết-lêhem.

(Công Giáo mừng Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa

sau Lễ Hiển Linh).


Epiphany nghĩa là, “biểu lộ hoặc cái nhìn sâu sắc”. Đối với

Ki-tô Hữu, Lễ Hiển Linh có nghĩa là “sự tỏ mình của Chúa

Ki-tô”. Đối với Giáo Hội Phương Đông, việc Chúa Giê-su

chịu Phép Rửa được mặc khải qua việc những đám mây

mở ra và Thiên Chúa hiện ra dưới hình chim bồ câu ngự

trên Chúa Ki-tô. Sự tỏ mình của Đấng Ki-tô, theo Giáo Hội

Phương Tây, là một cuộc hành trình chậm hơn và cần nhiều

thời gian. Điều này được thể hiện trong ngày Lễ Ba Vua

mà cuộc hành trình của họ dẫn họ đến với Chúa Ki-tô.

Như chúng ta đọc từ Phúc Âm Mát-thêu, ngài diễn tả về

cuộc hành trình và câu hỏi tìm hiểu về “Chúa

Ki-tô Hài Đồng có thể là ai” thì lâu hơn thời

gian mà các nhà đạo sĩ có mặt với “Chúa hài

đồng và Đức Maria mẹ Người”.


Câu Hỏi

Sự khám phá của bạn về Đức Ki-tô là một

biến cố hay là một cuộc hành trình suốt đời?


Thực Hành Trong Tuần

Cuộc hành trình nào mà không có cuốn nhật

ký?


Trong khi bạn đồng hành với Chúa Ki-tô năm

nay, bạn cần bắt đầu một cuốn nhật ký. Viết

xuống vài ghi chú về kinh nghiệm cầu nguyện

của bạn, những lãnh ngộ từ Thánh Lễ, hoặc

những suy tư cá nhân về Kinh Thánh.


Lời Nguyện Chung

Cả nhóm hát hoặc đọc phần dưới đây:

What child is this who, laid to rest,

on Mary’s lap is sleeping?

Whom angels greet with anthems sweet, while shepherds

watch are keeping?

Refrain: This, this is Christ the King, whom shepherds

guard and angels sing; haste, haste to bring him laud,

the babe, the son of Mary.

So bring him incense, gold, and myrrh,

come, peasant, king, to own him;

the King of kings salvation brings,

let loving hearts enthrone him.

(Refrain)


Tiếp tục lời nguyện với Thánh Vịnh 71

Đáp Ca

Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13

Ðáp: Lạy Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy

Chúa (x. c. 11b).

Xướng:

1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức

vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán

xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo

khó cách chính trực.

2) Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ

triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt

trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ

thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái

đến tận cùng trái đất.

3) Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi

tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh

không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu

đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng

sống kẻ cùng khổ.

4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh

người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người,

các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các

dân nước sẽ ca ngợi người.


Kết Thúc với Kinh Lạy Cha

Comments

Popular posts from this blog

Được gọi và Sai đi

Được gọi và Sai đi - Phần 3 của 3 phần