Được gọi và Sai đi

Được gọi và Sai đi

(English Translation at christ-ion.com)

Lời Nguyện

Lạy Cha trên trời, cũng như Thánh Linh Chân Lý, Tình

Yêu và Nhân Từ của Chúa đã sai Con một của Chúa

trên Sứ Vụ Cứu Rỗi, chúng con được gọi và sai đi bởi

cùng một thần trí, tiếp tục sứ vụ của Chúa Giê-su Kitô.

Xin giúp chúng con đừng sợ trước ơn gọi của chúng

con nhưng hãy vui mừng đón nhận phần của chúng con

trong việc loan truyền Tin Mừng. Amen.


Dẫn Giải

Bài đọc I: 1 Sa-mu-en 3,3b-10,19

Trong tập quán của Do Thái, tên được coi

là rất quan trọng. Tên bộc lộ bản thể. Nó

thường biểu lộ mục đích của một người.

Tên Sa-mu-en trong bài đọc hôm nay có

nghĩa là “Tên của Thiên Chúa”. Nó cũng

có nghĩa là “Thiên Chúa đã nghe”.

Thật là hấp dẫn khi lưu ý rằng Sa-mu-en

được gọi bởi Thiên Chúa mặc dầu ông ta

còn nhỏ và chưa “ý thức được Đức Chúa”.

Tiên tri trẻ này được giới thiệu một cách thật là mới và

đẹp. Cùng mang “Tên của Thiên Chúa”, ông cùng

chung bản thể của Thiên Chúa và khởi đầu một sự việc

mới. Hãy nhớ rằng Sa-mu-en đã xức dầu tấn phong cho

hai vị vua đầu tiên của dân Is-ra-en: Sau-lơ và Đa-vít.

Về cơ bản, dường như chính Thiên Chúa đã phụ trách

chọn tiên tri này từ sự rối rem để bắt đầu một việc cực

kỳ mới lạ.


Trong quá khứ, các gia đình Công Giáo chọn tên thánh

cho con của họ khi lãnh Bí Tích Rửa Tội. Trong khi

tập quán này vẫn còn được khuyến khích, chúng ta hãy

nhận thức rằng mỗi người chịu phép Rửa được gọi bởi

một tên quan trọng nhất đó là Ki-tô hữu.


Cầu cho chúng ta được luôn mang tên của Chúa Ki-tô

khi chúng ta được gọi và sai đi tiếp tục Sứ Vụ của

Người.


Câu Hỏi

Tên của bạn nghĩa là gì?


Dẫn Giải

Bài đọc II: 1 Cô-rin-tô 6:13-15, 17-20

Giống như tên Thánh cho chúng ta bản thể, đức tin và

phép rửa tội trong Thiên Chúa cho bản chất của mỗi

người chúng ta.

Chúng ta không phải chỉ là Ki-tô hữu bởi tên gọi. Qua

ân sủng of Phép Rửa, chúng ta là Ki-tô hữu đích thực.

Chúng ta chung phần trong thần tính của Chúa Ki-tô

đã hạ mình xuống chung phận làm người.

Đây là lý do Thánh Phao-lô nhắc chúng ta

rằng “thân thể của chúng ta là phần tử của

Chúa Ki-tô”.

Chúng ta phải nhớ rằng khi chúng ta lãnh

Phép Rửa, bản tính con người của chúng ta

được “tái sinh”. Không chỉ phần linh hồn

mà cả thể xác nữa.

Nhiều Ki-tô hữu quan điểm rằng khi chúng

ta chết, chúng ta không cần thân xác nữa.

Nhưng, đây là thần học sai lệch. Trong thực tế, chúng

ta được tạo là con người (Thể Xác và Linh Hồn), và

chúng ta sẽ được cứu rỗi trong con người toàn diện khi

chúng ta cùng chia sẻ thiên tính của Chúa Ki-tô. Khi

Chúa lại đến trong vinh quang, Ngài sẽ cho chúng ta

chỗi dậy – thể xác và linh hồn – trong một cách thật

ving quang.


Câu Hỏi


Dẫn Giải

Phúc Âm: Gio-an 1:35-42

Thánh Gio-an Tẩy Giả gọi Chúa Giê-su

“Chiên Thiên Chúa”. Các môn đệ gọi

Người là “Rabbi (thày giáo)”. Thánh

An-rê gọi Chúa là “Đấng Cứu Độ”.

Chúa Giê-su gọi Si-mon là “Peter (nghĩa

là hòn đá)”.


Hội Thánh chúng ta luôn tôn kính sứ vụ

ba phần của Đức Giê-su Ki-tô là Tư Tế,

Ngôn Sứ, và Vương Đế. 1) Là Tư Tế,

Đức Giê-su tự hiến cho không mạng

sống mình là “Chiên Thiên Chúa” hiến

tế. 2) Là Ngôn Sứ, Đức Giê-su là vị thầy

vĩ đại nhất cho Sự Thật, vì chính Ngài là

sự thật. 3) Là Vương Đế, Đức Giê-su là

“Đấng Cứu Độ” hằng chờ mong, Ngài đến để giải thoát

chúng ta.


Sứ vụ ba phần này của Đức Ki-tô là sứ vụ của Hội

Thánh. Vì vậy, chúng ta thấy sự gắn bó giữa tên của

Thánh Phê-rô với những tên của Đức Giê-su trong vài

câu mở đầu của Phúc Âm Thánh Gio-an.


Là Hội Thánh, chúng ta tháp tùng Đức Giê-su trên sứ

vụ, bởi vì Đức Giê-su là đầu, và (như Thánh Phao-lô

nhắc chúng ta trong Bài Đọc II) chúng ta là chi thể của

Thân Thể Chúa Ki-tô. Sai đi bởi Thánh Linh, Ki-tô

toàn thể, đầu và chi thể, cùng chung một sứ vụ.

Là Hội Thánh, chúng ta cùng tham dự vào sứ vụ Tư

Tế, Ngôn Sứ, và Vương Đế của Đức Giê-su Ki-tô.

Câu Hỏi


Bạn phù hợp ra sao trong sứ vụ của Đức Ki-tô và Hội

Thánh Người?


Thực Hành Trong Tuần

1. Cam kết sống với ơn gọi làm tư tế là bạn sẽ đi lễ

những ngày Chúa Nhật.

2. Cam kết sống với ơn gọi làm ngôn sứ là sẽ suy niệm

trên Sự Thật khi bạn đọc Kinh Thánh hàng ngày.

3. Cam kết sống với ơn gọi làm vua qua việc phục vụ

lòng thương xót của Chúa Ki-tô đối với anh em

trong tha thứ và việc làm từ thiện.

Lời Nguyện Chung

Là những người tham gia trong sứ vụ

của Chúa Ki-tô, nhóm cầu nguyện

những đoạn xướng (nghe trong Thánh

Lễ) sau đây một cách chậm rãi:

• Go in peace, glorigying the Lord by

your life.

• Go and announce the Gospel of the

Lord.

• Go in peace.


Tiếp tục lời nguyện với Thánh Vịnh 40

Thánh Vịnh

Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

Xướng:

1. Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa, Người nghiêng

mình xuống và nghe tiếng tôi kêu. Chúa cho miệng

tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta.

2. Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở

tai con; lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi,

con liền thưa: “Này con xin đến!”

3. Trong sách có lời chép về con rằng: “con thích làm

theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên

Chúa của con”.

4. Đức công chính của Ngài, con loan truyền giữa lòng

đại hội; lạy Chúa, Ngài từng biết: con đâu có ngậm

miệng làm thinh.

Kết Thúc với Kinh Lạy Cha




Comments

Popular posts from this blog

Được gọi và Sai đi - Phần 3 của 3 phần

Lễ Chúa Nhật Chúa Hiển Linh